CHIA SẺ:
Là một trong những hãng điện tử có tiếng trên thế giới, mọi sự thay đổi nhỏ dù của iPhone cũng khiến cả làng công nghệ trên thế giới xôn xao. Trong đó phải nhắc đến sự ra đời của nút home.
Khi đồng sáng lập Steve Jobs giới thiệu iPhone năm 2007, ông nhấn mạnh vào sự đơn giản của nó, đặc biệt là cách người dùng điều hướng chiếc smartphone chỉ từ một điểm duy nhất.
“Ở mặt trước, nó chỉ có duy nhất một nút bấm”, Jobs cho biết. “Chúng tôi gọi nó là nút Home. Nó đưa bạn về màn hình chủ từ bất cứ đâu. Đó là vấn đề”.
Đây là một thiết kế cách mạng, ở thời điểm những smartphone bán chạy nhất của Nokia hay BlackBerry có rất nhiều nút bấm và phím. 8 năm và 9 thế hệ iPhone qua đi, nút Home vẫn là biểu tượng gây dựng lên thương hiệu Apple.
Tuy nhiên, iPhone 6S và 6S Plus có thể là những chiếc iPhone cuối cùng còn giữ nút Home. Việc Apple khai sinh tính năng 3D Touch hay sự phát triển của Siri có thể khiến nút Home không còn giá trị.
Ai cần nút bấm khi đã có Siri?
Tính năng nhận diện giọng nói Siri được Apple phát hành lần đầu vào năm 2011, trên iPhone 4S, mở ra một trào lưu mới với các trợ lý ảo như Microsoft Cortana, Google Now hay Amazon Alexa.
Mới đây, Apple bổ sung tính năng luôn luôn thức cho ứng dụng này. Thay vì giữ nút Home để kích hoạt Siri, người dùng chỉ cần gọi “Hey, Siri” để ra một lệnh bất kỳ. Bên cạnh tính năng tìm kiếm, Siri có thể đảm nhiệm nhiều công việc, vốn cần đến nhiều cú chạm như đặt báo thức hoặc lịch hẹn.
Với việc các tính năng giải phóng bàn tay như Siri ngày càng phát triển, việc sở hữu một nút Home, buộc phải ấn có thể khiến nhiều người không hứng thú.
Cuộc chơi kích thước màn hình
Một trong những lý do tốt nhất để Apple khai tử nút Home chính là giảm kích thước màn hình. iPhone hiện có màn hình không nhỏ. Chúng luôn dài và rộng hơn đối thủ. Chẳng hạn, LG G4 có cùng màn hình 5,5 inch so với iPhone 6S Plus nhưng kích thước nhỏ hơn khá nhiều.
Với một bộ khung tương đương iPhone 6S, các hãng sản xuất Android có thể sản xuất những chiếc smartphone 5 inch hoặc lớn hơn.
Một chiếc iPhone 7 với kích thước gọn gàng hơn trong khi vẫn tối ưu diện tích sử dụng sẽ là ý tưởng tuyệt vời để Apple gây ấn tượng với người dùng.
Tương lai của Touch ID
Một trong những tranh luận lớn nhất đặt ra là Apple sẽ đưa Touch ID đi đâu sau khi khai tử nút Home. Tuy nhiên, chuyện này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Apple.
Tháng 2/2015, hãng xin cấp bằng sáng chế về việc sử dụng cảm biến vân tay đặt dưới màn hình cảm ứng của smartphone, giúp loại bỏ nút Home. Synaptics – hãng cung cấp công nghệ cảm biến vân tay cho nhiều nhà sản xuất smartphone như Samsung, cũng sở hữu công nghệ tương tự.
Ngoài ra, còn có một lý do ít người để ý đến. Đó là việc Apple cần làm gì đó mới trên chiếc iPhone 7, ít nhất là về mặt thiết kế. iPhone 6S có thiết kế giống hệt iPhone 6 và đó được cho là lý do khiến sức bán sản phẩm sụt giảm.
Với một chiếc iPhone với thiết kế mới (ít nhất là loại bỏ nút Home), người dùng có thể cảm thấy hào hứng hơn trong việc sở hữu sản phẩm này và không ngần ngại bỏ ra cả nghìn USD để mua sản phẩm.
Theo: Tin Việt.
Khi đồng sáng lập Steve Jobs giới thiệu iPhone năm 2007, ông nhấn mạnh vào sự đơn giản của nó, đặc biệt là cách người dùng điều hướng chiếc smartphone chỉ từ một điểm duy nhất.
“Ở mặt trước, nó chỉ có duy nhất một nút bấm”, Jobs cho biết. “Chúng tôi gọi nó là nút Home. Nó đưa bạn về màn hình chủ từ bất cứ đâu. Đó là vấn đề”.
Đây là một thiết kế cách mạng, ở thời điểm những smartphone bán chạy nhất của Nokia hay BlackBerry có rất nhiều nút bấm và phím. 8 năm và 9 thế hệ iPhone qua đi, nút Home vẫn là biểu tượng gây dựng lên thương hiệu Apple.
Tuy nhiên, iPhone 6S và 6S Plus có thể là những chiếc iPhone cuối cùng còn giữ nút Home. Việc Apple khai sinh tính năng 3D Touch hay sự phát triển của Siri có thể khiến nút Home không còn giá trị.
Ai cần nút bấm khi đã có Siri?
Tính năng nhận diện giọng nói Siri được Apple phát hành lần đầu vào năm 2011, trên iPhone 4S, mở ra một trào lưu mới với các trợ lý ảo như Microsoft Cortana, Google Now hay Amazon Alexa.
Mới đây, Apple bổ sung tính năng luôn luôn thức cho ứng dụng này. Thay vì giữ nút Home để kích hoạt Siri, người dùng chỉ cần gọi “Hey, Siri” để ra một lệnh bất kỳ. Bên cạnh tính năng tìm kiếm, Siri có thể đảm nhiệm nhiều công việc, vốn cần đến nhiều cú chạm như đặt báo thức hoặc lịch hẹn.
Với việc các tính năng giải phóng bàn tay như Siri ngày càng phát triển, việc sở hữu một nút Home, buộc phải ấn có thể khiến nhiều người không hứng thú.
Cuộc chơi kích thước màn hình
Một trong những lý do tốt nhất để Apple khai tử nút Home chính là giảm kích thước màn hình. iPhone hiện có màn hình không nhỏ. Chúng luôn dài và rộng hơn đối thủ. Chẳng hạn, LG G4 có cùng màn hình 5,5 inch so với iPhone 6S Plus nhưng kích thước nhỏ hơn khá nhiều.
Với một bộ khung tương đương iPhone 6S, các hãng sản xuất Android có thể sản xuất những chiếc smartphone 5 inch hoặc lớn hơn.
Một chiếc iPhone 7 với kích thước gọn gàng hơn trong khi vẫn tối ưu diện tích sử dụng sẽ là ý tưởng tuyệt vời để Apple gây ấn tượng với người dùng.
Tương lai của Touch ID
Một trong những tranh luận lớn nhất đặt ra là Apple sẽ đưa Touch ID đi đâu sau khi khai tử nút Home. Tuy nhiên, chuyện này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Apple.
Tháng 2/2015, hãng xin cấp bằng sáng chế về việc sử dụng cảm biến vân tay đặt dưới màn hình cảm ứng của smartphone, giúp loại bỏ nút Home. Synaptics – hãng cung cấp công nghệ cảm biến vân tay cho nhiều nhà sản xuất smartphone như Samsung, cũng sở hữu công nghệ tương tự.
Ngoài ra, còn có một lý do ít người để ý đến. Đó là việc Apple cần làm gì đó mới trên chiếc iPhone 7, ít nhất là về mặt thiết kế. iPhone 6S có thiết kế giống hệt iPhone 6 và đó được cho là lý do khiến sức bán sản phẩm sụt giảm.
Với một chiếc iPhone với thiết kế mới (ít nhất là loại bỏ nút Home), người dùng có thể cảm thấy hào hứng hơn trong việc sở hữu sản phẩm này và không ngần ngại bỏ ra cả nghìn USD để mua sản phẩm.
Theo: Tin Việt.
Nhận xét